Xem nhanh bài viết
Rau má là loại rau khá thông dụng, thường được sử dụng để làm nước giải khát, nấu canh, trộn gỏi hoặc ăn sống. Loại rau này thường được biết đến như một vị thuốc có nhiều tác dụng tuyệt vời như chữa mụn nhọt, hạ sốt, giải độc, làm đẹp, trị táo bón, tim mạch, cải thiện trí nhớ, làm chậm quá trình lão hóa…
Tuy nhiên, bên cạnh những tác dụng tốt cho sức khỏe thì rau má cũng tồn tại những tác hại không nhỏ. Hãy cùng Bí Quyết Vàng tìm hiểu các tác dụng và tác hại của rau má đối với sức khỏe nhé.
Những tác dụng tuyệt vời của rau má
-
Hạ sốt hiệu quả
Trẻ nhỏ khi bị sốt thay vì sử dụng các loại thuốc hạ sốt bạn có thể lấy một nắm rau má, rửa sạch, vò nát, đổ nước vào cho xâm xấp rồi đu với lửa nhỏ khoảng 15 phút, sau đó chắt nước ra cốc nước. Cứ khoảng 1 tiếng bạn cho trẻ uống vài thìa nước này. Rất nhanh bạn sẽ thấy trẻ giảm sốt.
-
Giúp tăng cường trí nhớ
Một trong những tác dụng phải kể đến của rau má không thể thiếu tác dụng tăng cường trí nhớ. Bạn chỉ cần lấy rau má rửa sạch, phơi khô, tán bột, mỗi ngày dùng khoảng 3-5g pha chung với sữa để uống sẽ rất tốt cho những người mắc bệnh suy giảm trí nhớ và thị lực.
-
Tốt cho người bị bệnh tim mạch
Rau má có tác dụng giúp giảm sưng và cải thiện quá trình lưu thông trong cơ thể, đặc biệt là những bệnh liên quan đến tĩnh mạch như giãn tĩnh mạch và suy tĩnh mạch.
Những người béo phì hoặc người bị xơ vữa động mạch, ăn rau má thường xuyên sẽ giúp làm giảm lượng cholesterol trong cơ thể, làm các mạch máu trở nên mềm mại lại, hạn chế các tai biến gây ra do xơ vữa động mạch.
-
Làm đẹp
Không chỉ tốt cho sức khỏe rau má còn là một nguyên liệu làm đẹp cực kỳ hiệu quả. Nước rau má có tác dụng dưỡng ẩm cho da, làm chậm quá trình lão hóa. Ngoài ra, uống nước rau má còn giúp làm mát, hỗ trợ trị mụn. Không chỉ vậy, sử dụng rau má để đắp mặt còn giúp trị sẹo thâm cực kỳ hiệu quả.
-
Giúp làm lành vết thương nhanh chóng
Trong rau má có chứa chất triterpenoids – một chất có tác dụng giúp tăng tốc độ chữa lành vết thương, tăng cường chất chống oxy hóa tại vị trí vết thương, tăng cường da và cung cấp máu cho khu vực bị thương. Vì thế, khi bị thương bạn có thể giã nát rau má đắp lên vết thương để giúp vết thương mau lành nhé.
Xem thêm: Bí quyết cải thiện trí nhớ
-
Giảm stress hiệu quả
Chất triterpenoids có trong rau má không chỉ có tác dụng làm lành vết thương nhanh chóng mà còn có tác dụng giảm sự lo lắng, tăng cường chức năng của hệ thần kinh. Những người thường xuyên mệt mỏi, căng thẳng, mất ngủ, mất trí nhớ…nên thường xuyên sử dụng rau má để giúp tinh thần thoải mái, giảm stress, ngủ ngon hơn và cải thiện trí nhớ nhé.
Những tác hại nguy hiểm của rau má nếu bị lạm dụng
Sở hữu nhiều tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe và làn da. Tuy nhiên, rau má chỉ phát huy tác dụng tốt khi bạn sử dụng vừa đủ. Lạm dụng rau má quá nhiều sẽ gây ra những tác hại khôn lường đến sức khỏe của chúng ta.
-
Gây xảy thai
Các chuyên gia khuyên rằng phụ nữ mang thai và cho con bú không nên sử dụng rau má vì một số chất có trong loại rau này có thể gây sảy thai.
-
Làm tăng lượng đường trong máu
Rau má được biết đến như một loại rau giúp giải nhiệt mùa hè rất tốt. Tuy nhiên, việc sử dụng rau má quá nhiều có thể khiến cho lượng đường trong máu của bạn tăng cao, đồng thời khiến cho lượng cholesterol xấu trong cơ thể cũng gia tăng theo, gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm. Vì thế, những người bị tiểu đường tốt nhất không nên sử dụng loại rau này nhé.
-
Gây nhức đầu
Mặc dù có tác dụng tăng cường trí nhớ, giảm stress nhưng khi bị lạm dụng quá đà rau má có thể gây ra những cơ đau nhức đầu, thậm chí làm mất ý thức thoáng qua. Vì thế, tốt nhất bạn chỉ nên sử dụng một lượng rau má vừa đủ.
-
Giảm khả năng mang thai
Rau má mặc dù là một “thần dược” đối với sắc đẹp và làn da của chị em phụ nữ nhưng việc sử dụng rau má thường xuyên trong một thời gian dài có thể khiến cho khả năng thụ thai của phụ nữ bị suy giảm. Vì thế, nếu bạn đang mong muốn có thêm một thành viên trong gia đình thì nên hạn chế sử dụng loại rau này nhé.
-
Gây tiêu chảy
Rau má có tính hàn nên có công dụng giải nhiệt rất tốt. Tuy nhiên, cũng vì thế nên loại rau này rất dễ gây đầy bụng, tiêu chảy nếu sử dụng quá nhiều. Đặc biệt, những người có thân nhiệt thấp, hay bị lạnh bụng thì việc sử dụng rau má lại càng dễ gây tiêu chảy. Với trường hợp này, bạn có thể sử dụng thêm một lá gừng khi dùng rau má để giúp trung hòa tính hàn có trong loại rau này.
-
Làm giảm tác dụng của thuốc
Rau má có thể tương tác với các loại thuốc gây buồn ngủ, thuốc chống co giật, barbiturate, benzodiazepine, thuốc trị mất ngủ, thuốc chống trầm cảm…Ngoài ra, rau má còn có thể làm giảm hiệu quả của các loại thuốc tiểu đường và thuốc hạ cholesterol. Vì thế, sau khi ăn rau má thì khoảng 3-4 tiếng sau bạn mới nên uống thuốc nhé.
Những lưu ý khi sử dụng rau má
- Trung bình một người mỗi ngày chỉ nên sử dụng khoảng 40g rau má và không nên dùng quá 1 tháng.
- Sau mỗi đợt sử dụng rau má bạn nên nghỉ ít nhất nửa tháng trước khi sử dụng tiếp tục.
- Phụ nữ mang thai, người bị tiểu đường, bệnh gan, có tiền sử các bệnh tổn thương da, ung thư…không nên sử dụng rau má để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.
- Rau má thường được sử dụng ăn sống hoặc ép lấy nước uống nên trước khi sử dụng bạn cần rửa thật sạch để tránh nhiễm khuẩn.
Hy vọng với những chia sẻ trên các bạn sẽ có cách sử dụng rau má đúng đắn để mang lại lợi ích cho cơ thể và không gặp phải những tác hại nguy hiểm tới sức khỏe.