Bí quyết di chuyển với mẹ bầu để không làm ảnh hưởng thai nhi

Bác sĩ thường khuyên các mẹ bầu nên thường xuyên vận động để tăng cường sức khỏe, duy trì cân nặng ở ngưỡng an toàn và giúp cho quá trình vượt cạn diễn ra dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Chăm sóc phụ nữ mang thai đúng cách

Tuy nhiên, một vài trường hợp mẹ bầu sẽ bị yêu cầu nằm yên một chỗ để đảm bảo an toàn cho thai nhi. Hãy cùng Bí Quyết Vàng tìm hiểu những trường hợp mẹ bầu không nên di chuyển trong bài viết dưới đây nhé.

Những lý do mẹ bầu cần phải nghỉ ngơi

Có nhiều nguyên nhân bắt buộc mẹ bầu phải nằm yên, không được vận động.

  • Ở 3 tháng đầu của thai kỳ là thời gian bào thai chưa được ổn định nên mẹ bầu không nên vận động quá nhiều để tránh bị động thai hoặc dọa sảy thai.
  • Với những mẹ bầu ở 3 tháng giữa của thai kỳ thì nguyên nhân chủ yếu khiến mẹ bầu phải nghỉ ngơi là do hở eo tử cung làm tăng nguy cơ sảy thai.
  • Nếu mẹ bầu ở tam cá nguyệt thứ 3 thì bác sĩ thường sẽ chỉ định mẹ bầu cần phải nằm yên một chỗ nhằm hạn chế tối đa lực đè ép lên tử cung làm cho tử cung mở sớm, dẫn đến sinh sớm. Tình trạng này gặp chủ yếu ở những ca song thai, đa thai.

Tuy nhiên, không phải tất cả mẹ bầu đều cần phải nằm yên một chỗ trong thời gian mang thai. Tùy vào tình trạng sức khỏe cụ thể của từng mẹ bầu mà bác sĩ sẽ đưa ra những lời khuyên phù hợp. Lúc này, để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi, mẹ bầu nên tuyệt đối thực hiện theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Một số mẹ bầu sẽ được bác sĩ yêu cầu nằm im một chỗ trong vài tuần rồi mới bắt đầu vận động nhẹ nhàng. Một số khác sẽ được bác sĩ đề nghị thư giãn, hạn chế vận động nặng và căng thẳng chứ không nhất thiết phải nằm yên một chỗ trên giường.

Xem thêm: Bí quyết bảo vệ sức khỏe phụ nữ mang thai

Những trường hợp mẹ bầu tuyệt đối không được phép vận động

  1. Mẹ bầu có tiền sử hoặc dấu hiệu sinh non

Các mẹ bầu từng sinh non trước đây hoặc đang gặp phải những dấu hiệu chuyển dạ sinh non cần ngay lập tức đến bệnh viện để được các bác sĩ theo dõi và điều trị sớm.

Nếu bạn đã từng sảy thai hoặc thấy xuất hiện dấu hiệu chảy máu âm đạo bất thường trong thai kỳ thì bạn cần hạn chế vận động và di chuyể. Việc vận động mạnh, đi lại nhiều sẽ khiến cho tình trạng này trở nên càng tồi tệ hơn.

  1. Mẹ bầu mang thai đôi, đa thai

Những trường hợp mang thai đôi, đa thai, áp lực đè nén lên tử cung của mẹ trong giai đoạn cuối của thai kỳ là một vấn đề khá nghiêm trọng. Áp lực này khiến cho tử cung mở sớm hơn thời hạng, làm gia tăng nguy cơ sinh non hoặc sảy thai.

  1. Nhau thai bất thường

Các vấn đề về nhau thai cũng có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe của mẹ và thai nhi. Khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường ở nhau thai mẹ bầu cần nằm yên, hạn chế vận động cho đến khi nhau thai trở lại bình thường.

  1. Mẹ bầu có vấn đề về sức khỏe

Thai phụ mắc các bệnh tim mạch, cao huyết áp, hen suyễn…nên hạn chế tối đa việc vận động trong thai kỳ để tránh gây ảnh hưởng đến thai nhi, dẫn đến sinh non.

Lời khuyên dành cho mẹ bầu

  • Thường thì những trường hợp cấm mẹ bầu vận động chỉ diễn ra trong một thời gian nhất định. Các mẹ nên trao đổi với bác sĩ để biết rõ hơn về thời gian này hoặc cũng có thể chọn những hoạt động nhẹ nhàng trong thời gian này.
  • Nếu bắt buộc phải nằm yên một chỗ thì mẹ bầu cần nắm được những nguyên tắc về tư thế nằm, ngồi, những việc được làm và không được làm để có thể chủ động hơn trong việc bảo vệ sức khỏe của mình.

Hy vọng với những chia sẻ trên các mẹ bầu sẽ biết được lúc nào nên vận động và lúc nào cần phải nằm yên để tránh dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh.

Biquyetvang.com