Bí quyết nhận biết làn da bị mụn cóc

Mặc dù lành tính và không quá nguy hiểm nhưng mụn cóc lại là loại mụn gây ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ nếu chẳng may chúng mọc ở những vị trí khó coi.Những điều bạn cần biết về mụn cóc mà Bí Quyết Vàng chia sẻ sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loại mụn này, từ đó sẽ biết cách phòng tránh và điều trị mụn cóc hiệu quả.

Những điều cần biết về mụn cóc

1. Những ai có thể bị mụn cóc?

Các nghiên cứu cho thấy, mụn cóc trên da là do virus u nhú ở người (HPV) gây ra. Loại virus này xâm nhập vào da qua những vết trầy xước bên ngoài. Có hơn 100 loại HPV khác nhau và phần lớn chúng đều có thể gây ra mụn cóc trên các bộ phận cơ thể khác nhau.

Hình dạng của các loại mụn cóc thường không giống nhau. Chúng có thể có màu đen hoặc nhạt màu, thô hoặc mịn, u lên hoặc phẳng tuy theo vị trí cơ thể mà chúng phát triển và thường thì mụn cóc không đau.

Mụn cóc có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, tỷ lệ bị mụn cóc ở trẻ em thường cao hơn vì trẻ hiếu động, thường xuyên nghịch đất cát, lê la dưới đấy, làm trầy xước chân tay…nên nguy cơ nhiễm virus HPV là rất cao.

Ngoài ra, chị em phụ nữ thường đi làm móng, cắt khóe móng chân, tay cũng có thể trở thành nạn nhân của loại mụn này. Đặc biệt, những người bị suy giảm hệ miễn dịch như người bị ung thư máu, lymphoma, HIV/AIDs cũng có nguy cơ bị mụn cóc rất cao.

2. Mụn cóc có bị lây không?

Mụn cóc có thể lây lan từ vị trí này sang vị trí khách trên cơ thể. Từ vài nốt mụn cóc lớn ban đầu nếu không cẩn thận chúng sẽ có thể lan ra những vùng lân cận và tạo thêm nhiều mụn cóc con li ti khác. Những mụn cóc con này sẽ tiếp tục phát triển và lây lan theo cấp số nhân.

Những loại mụn cóc ở bộ phận sinh dục và hậu môn rất dễ lây lan qua đường tình dục. Thường thì mụn cóc ở bộ phận sinh dục và mụn cóc thông thường gây ra do những chủng virus khác nhau. Vì thế, rất hiếm trường hợp mụn cóc trên tay có chứa cùng loại virus gây ra mụn cóc ở bộ phận sinh dục.

Không chỉ lây lan từ vùng cơ thể này sang vùng cơ thể khác, mụn cóc đôi khi còn có thể lây từ người này sang người khác do tiếp xúc trực tiếp với mụn hoặc dùng chung vật dụng với người bị bệnh. Thời gian phát triển của các virus gây mụn cóc thường khá dài nên phải sau 2-3 tháng bạn mới biết mình có bị lây hay không.

Xem thêm: Cách trị mụn thịt hiệu quả

3. Điều trị mụn cóc như thế nào?

Mụn cóc thường khá lành tính và vô hại, nhiều loại mụn cóc thường sẽ tự biến mất sau 1-2 năm. Nếu bạn là người cẩn thận thì khi bị mụn cóc bạn có thể đến gặp bác sĩ để kiểm tra xem đó có phải là dấu hiệu của một bệnh khác về da hay không.

Với những loại mụn cóc mọc ở những vị trí gây khó chịu như lòng bàn chân thì bạn nên điều trị nếu chúng mang đến khó khăn trong các hoạt động hàng ngày của bạn. Riêng với mụn cóc ở bộ phận sinh dục thì đòi hỏi bạn phải có sự kỹ càng trong việc chăm sóc.

Thông thường, để loại bỏ mụn cóc các bác sĩ sẽ áp dụng các biện pháp áp lạnh, laser, phẫu thuật, điện hay hóa chất và trong một số trường hợp các bác sĩ sẽ tiến hành kích thích hệ thống miễn dịch để liên kết chống lại virus gây mụn cóc. Ngoài ra, cũng có một số loại mụn cóc đòi hỏi bạn phải tiến hành điều trị nhiều lần và có thể để lại sẹo.

4. Có nên tự chữa mụn cóc tại nhà không?

Mụn cóc xuất hiện là do virus gây ra nên trong quá trình diễn tiến có khi mụn sẽ tự khỏi và không để lại bất kỳ dấu vết gì trong 6 tháng. Tuy nhiên, trường hợp này thường chỉ xuất hiện ở trẻ nhỏ.

Còn với người lớn thì càng để lâu mụn cóc sẽ càng lây lan nhiều hơn. Do đó, khi bị mụn cóc bạn nên điều trị càng sớm càng tốt. Mặc dù có khá nhiều phương pháp trị mụn cóc lưu truyền trong dân gian nhưng cho đến nay vẫn chưa có bất kỳ nghiên cứu nào chứng minh tác dụng của những phương pháp này. Vì thế, tốt nhất bạn nên đến bác sĩ để khám và có hướng điều trị hiệu quả khi bị mụn cóc.

5. Làm thế nào để phòng ngừa sự xuất hiện và lây lan của mụn cóc?

Mặc dù không thể phòng tránh hoàn toàn sự tấn công của virus gây mụn cóc nhưng bạn hoàn toàn có thể tăng cường khả năng phòng tránh mụn cóc bằng một số biện pháp sau đây:

  • Mang dép khi đi trên sàn hồ bơi hoặc trong phòng tắm công cộng.
  • Đi giày dép vừa chân, không mang quá chật.
  • Giữ chân luôn khô ráo, thường xuyên thay tất.
  • Sử dụng miếng lót giày déo ở những vị trí có mụn cóc để giảm đau.
  • Nên dùng dao cạo điện thay cho dao cạo thông thường để có thể ngăn ngừa việc trầy xước da, khiến cho mụn cóc có cơ hội lay lan.
  • Khi bị mụn cóc không được làm xước hoặc tự ý cắt mụn cóc để tránh tình trạng nhiễm khuẩn thức phát.

Hy vọng với những chia sẻ tại Biquyetvang.com các bạn sẽ biết được làm thế nào để phòng tránh mụn cóc cũng như phải chăm sóc và điều trị mụn cóc như thế nào để tránh gây lây lan.