Chàm sữa (lác sữa) là một trong những căn bệnh khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Căn bệnh này là giai đoạn đầu của chàm thể tạng. Có nhiều nguyên nhân gây ra căn bệnh này, trong đó nguyên nhân do di truyền chiếm tỷ lệ khá cao. Để điều trị căn bệnh này người mẹ cần phải đặc biệt chú ý đến nhiều vấn đề từ việc ăn uống cho đến môi trường xung quanh bé. Trong bài viết này, Bí Quyết Vàng sẽ chia sẻ cùng các mẹ bí quyết phòng tránh và chữa bệnh chàm ở trẻ em. Các mẹ hãy cùng tham khảo nhé!
Xem nhanh bài viết
Những nguyên nhân gây ra bệnh chàm sữa ở trẻ nhỏ
Hiện nay vẫn chưa có bất kỳ nghiên cứu nào có thể đưa ra chính xác nguyên nhân gây ra bệnh chàm sữa ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, qua quá trình khảo sát và nghiên cứu, các bác sĩ đã chỉ ra rằng căn bệnh này thường xuất hiện ở những người có cơ địa dễ dị ứng. Đặc biệt, trẻ nhỏ có cha mẹ bị hen suyễn, mề đay, dị ứng da, dị ứng thời tiết…thường có tỷ lệ mắc bệnh khá cao.
Ngoài ra, căn bệnh này còn có liên quan đến sự phối hợp của hai yếu tố là cơ địa dị ứng và chất gây dị ứng. Các chất gây dị ứng thường được tạo ra chủ yếu từ những thay đổi trong quá trình chuyển hóa bên trong cơ thể hoặc từ một số nguồn bên ngoài như ve, bọ chét, nấm mốc, bụi, lông chó, lông mèo…
Bên cạnh đó cũng có một số trường hợp trẻ nhỏ bị chàm sữa liên quan đến rối loạn tiêu hóa, thức ăn, cách cho bú, nhiễm trùng…
Các dấu hiệu giúp mẹ nhận biết chàm sữa ở bé
Chàm sữa thường xuất hiện ở những bé khoảng 6 tháng tuổi. Vị trí xuất hiện của chàm sữa thường là ở mặt, hai bên má, đôi khi có thể lan ra toàn thân và tứ chi. Giai đoạn khởi đầu của căn bệnh này trên cơ thể của bé thường xuất hiện các nốt mẩn đỏ rồi dần trở thành các mụn nước nhỏ li ti, đỏ, nứt da, rịn nước, đóng mài rồi tróc vảy.
Khi mắc căn bệnh này trẻ thường cảm thấy khó chịu, ngủ không được ngon giấc, thường xuyên quấy khóc, bú kém. Không chỉ thế, nhiều bé không chịu được thường gãi hoặc chà đầu liên tục, cọ mặt vào gối cho đỡ ngứa, điều này sẽ khiến các mụn nước vỡ ra, da rớm máu. Trong những trường hợp này nếu mẹ không giữ vệ sinh cho bé tốt sẽ dễ khiến da bé bị nhiễm trùng, dẫn đến việc điều trị trở nên khó khăn hơn và có nguy cơ để lại sẹo trên da bé. Những vết chàm sau khi vỡ ra nếu không bị nhiễm trùng sẽ nhanh chóng kết vảy trên bề mặt da.
Căn bệnh này thường sẽ dần thuyên giảm và tự khỏi khi bé hơn 4 tuổi. Trường hợp bé hơn 4 tuổi nhưng vẫn chưa khỏi bệnh thì thường bệnh sẽ có xu hướng kéo dài, thường xuyên tái phát và trở thành bệnh chàm thể tạng.
Cách điều trị bệnh chàm sữa ở trẻ
Bệnh chàm sữa ở bé thường rất dễ tái phát do sự thay đổi của thời tiết hay khi bé ăn uống những chất gây dị ứng. Do đó, để điều trị chàm sữa ở trẻ bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
Chế độ dinh dưỡng
Mẹ nên tránh không cho bé ăn những loại thực phẩm dễ gây dị ứng như đồ biển, thực phẩm lên men, trứng, đậu phộng, cà chua…
Cách chăm sóc bé
- Khi bé mắc bệnh chàm sữa mẹ cần thật cẩn thận trong quá trình chăm sóc bé. Không nên tắm bé quá lâu trong nước xà phòng hay sữa tắm. Thay vào đó nên tắm cho bé bằng nước ấm để giảm cảm giác ngứa cho bé để tránh cho bé gãi, chà xát do quá ngứa dễ gây nhiễm trùng da.
- Đối với trẻ bị chàm sữa mẹ tuyệt đối không nên sử dụng những loại xà phòng giặt đồ có tính tẩy rửa mạnh để giặt quần áo cho bé. Sữa tắm cho bé cũng chỉ nên sử dụng những loại có tính chất dịu nhẹ như Cetaphil, Saforell, Physiogel…
- Quần áo của bé nên tránh những loại quần áo làm từ len, sợi tổng hợp vì sẽ gây bí tắc da bé. Nên chọn quần áo làm từ cotton mềm, thoáng mát để không gây hầm bí hay làm tổn thương da bé.
- Môi trường xung quanh bé nên giữ thoáng mát, không quá nóng hay quá lạnh, không quá khô nhưng cũng không quá ẩm ướt.
- Các mẹ nên tránh không để cơ thể bé đổ nhiều mồ hôi dễ gây ẩm ướt. Các bé bị chàm sữa luôn cần được giữ khô ráo cơ thể, nên thường xuyên thay tã lót cho bé ít nhất 3 lần/ ngày.
- Trong thời gian bé bị chàm sữa không nên chủng ngừa cho bé hay cho bé tiếp xúc với những người vừa mới chủng ngừa.
Đối với căn bệnh này, mục đích chủ yếu của việc điều trị là giúp làn da của bé bình thường hóa trở lại, kéo dài thời gian lành bệnh, hạn chế bệnh tái phát chứ không phải điều trị để bé hoàn toàn khỏi hẳn. Trong giai đoạn này gia đình không nên đưa các bé bị chàm sữa vào bệnh viện vì môi trường trong bệnh viện có thể khiến bé bị nhiễm trùng thêm.
Cách phòng tránh bệnh chàm sữa ở trẻ nhỏ
- Mẹ trong thời gian cho con bú nên ăn nhiều cá biển để tăng chất ARA giúp bé chống lại dị ứng.
- Mẹ nên hạn chế tối đa các thực phẩm như trứng, mỡ động vật, nội tạng động vật…để tránh bé bị dị ứng qua đường sữa.
- Nhà cửa khi có trẻ nhỏ cần được vệ sinh thường xuyên đặc biệt là đệm, chăn gối và giường của bé.
- Không nên để bé tiếp xúc với chó, mèo khi bé đang trong giai đoạn dễ mắc bệnh.
Xem thêm những bí quyết sống khỏe tại Biquyetvang.com