Bí quyết phòng chống viêm gan B hiệu quả

Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ người mang virus viêm gan siêu vi B cao nhất. Theo thống kê, cứ 8 người Việt Nam sẽ có một người bị nhiễm loại virus này.

Bí quyết phòng chống viêm gan B

Thông thường, người nhiễm virus viêm gan siêu bi B có khả năng chuyển sang viêm gan mạn tính, xơ gan, ung thư gan rất cao và thường người bệnh này có tỉ lệ tử vong cao do không được phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách.

Trong bài viết này, Bí Quyết Vàng xin gửi đến các bạn bí quyết phòng chống viêm gan siêu vi B vô cùng hiệu quả. Hãy cũng tham khảo nhé.

Tác hại của virus viêm gan siêu vi B

Theo như thống kê từ sở y tế thì có khoảng 90% số người có hệ miễn dịch tốt sẽ nhanh chóng khỏe lại và phục hồi sau đợt nhiễm virus viêm gan siêu vi B. Tuy nhiên, vẫn có 10% người nhiễm virus này sẽ chuyển sang viêm gan mạn tính và có thể nhanh chóng chuyển thành xơ gan, ung thư gan.

Trường hợp trẻ sơ sinh bị nhiễm virus viêm gan siêu vi B từ mẹ lúc mang thai thì 90% trẻ sau khi sinh sẽ mang trong người căn bệnh viêm gan mạn tính.

Người bệnh bị nhiễm virus viêm gan B thường rất khó nhận biết vì người bệnh hầu như không có biểu hiện bệnh tật gì rõ ràng. Chỉ có một số ít người bị nhiễm virus viêm gan B cấp tính cơ thể sẽ có một số dấu hiệu nhận biết như mệt mỏi, chán ăn, sợ mùi thức ăn nhất là những món có nhiều chất béo và đạm, cơ thể đau nhức, màu nước tiểu sẫm hơn bình thường…Thông thường, sau 1-2 tháng người bệnh sẽ dần hồi phục sức khỏe.

Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có một số ít bệnh nhân nhiễm virus này sẽ chuyển sang viêm gan, suy gan dẫn đến tử vong. Có khoảng 10% người lớn bị nhiễm virus viêm gan B sẽ dần chuyển sang giai đoạn viêm gan mạn tính chỉ sau 6 tháng. Thường thì trong giai đoạn này bệnh sẽ tiến triển một cách âm thầm thành xơ gan, ung thư gan trong khi người bệnh hoàn toàn không biểu hiện ra bất kỳ triệu chứng gì.

Người nhiễm virus viêm gan B nếu không được theo dõi và điều trị đúng cách thì chỉ khoảng 10-15 năm sẽ dần chuyển thành viêm gan mạn tính, xơ gan, ung thư gan.

Nguyên nhân làm lây nhiễm virus viêm gan B

Virus viêm gan B là loại virus thường lây truyền qua đường màu và các sản phẩm chứa máu nhiễm virus viêm gan B. gan B.

Một số con đường lây nhiễm virus viêm gan B chủ yếu:

  • Quan hệ tình dục không an toàn (cùng giới lẫn khác giới).
  • Sử dụng chung các thiết bị tiêm chích.
  • Kim tiêm không được khử trùng trước khi sử dụng hoặc khử trùng chưa sạch nên vẫn còn dính máu của người bị nhiễm virus viêm gan B.
  • Sử dụng các thiết bị không được tiệt trùng khi đục lỗ khuyên, châm cứu, xăm mình…
  • Lây nhiễm qua vết thương chảy máu.
  • Lây truyền từ mẹ sang con. Nguyên nhân này thường chiếm đến 40% các trường hợp nhiễm virus viêm gan B.

Bí quyết phòng ngừa lây nhiễm virus viêm gan B

  • Phụ nữ bị nhiễm virus viêm gan B nên điều trị bệnh trước khi quyết định mang thai để tránh virus lây nhiễm từ mẹ sang con.
  • Trường hợp phụ nữ mang thai phát hiện nhiễm virus viêm gan B trẻ sau khi sinh ra cần được tiêm huyết thanh đặc hiệu chống virus viêm gan siêu vi B và tiêm phòng viêm gan B theo đúng lịch tiêm chủng.
  • Tiêm phòng là cách hiệu quả nhất để giúp chúng ta phòng ngừa viêm gan B. Tuy nhiên, thông thường sau khi tiêm phòng viêm gan B thì trong 1 tháng đầu cơ thể có thể sản sinh kháng thể lên đến 97% nhưng tỷ lệ này sẽ dần sụt giảm trong 3 năm. Vì thế, bạn cần phải tiêm chủng nhắc lại. Tốt nhất là sau khoảng 3 năm bạn nên đi tiêm cho mình một mũi tăng cường, có như vậy mới có thể giúp phòng chống sự truyền nhiễm của virus tốt hơn.

Xem thêm: Bí quyết chăm sóc sức khỏe thai sản

Trình tự tiêm phòng viêm gan B

Đối với người lớn: Người lớn cần tiêm phòng virus viêm gan B tổng cộng 3 mũi. Mũi tiêm thứ 2 cách mũi đầu 2 tháng, riêng mũi 3 cách mũi tiêm đầu 3 tháng. Thông thường, sau khi tiêm phòng thì hiệu quả bảo vệ sẽ duy trì trong khoảng 12 năm và thường sẽ không phải thường xuyên tiến hành theo dõi kháng –HBs hay tăng cường hệ miễn dịch. Tuy nhiên, một số trường hợp cá biệt với nhóm người có nguy cơ nhiễm virus cao thì nên thường xuyên theo dõi kháng Hbs, nếu kháng –HBs <10ml, nên tiêm mũi tăng cường.

Đối với trẻ sơ sinh: 3 mũi tiêm phòng viêm gan B ở trẻ sơ sinh lần lượt được tiêm vào lúc mới sinh, 1 tháng và 6 tháng sau khi sinh. Trẻ sơ sinh nên tiêm phòng viêm gan B càng sớm càng tốt. Tốt nhất là nên tiêm trong vòng 24h sau khi sinh ra để đạt hiệu quả kháng virus tốt nhất.

Chúc bạn có một sức khỏe tốt với những bí quyết sống khỏe được chia sẻ tại Biquyetvang.com