Bí quyết phòng chống ngộ độc thực phẩm trong chế biến thức ăn

Cuộc sống ngày càng bận rộn, quỹ thời gian của nhiều người trở nên vô cùng hạn hẹp. Vì thế, khá nhiều bạn thường chọn cách hâm nóng lại thức ăn cũ để sử dụng thay vì chế biến các thức ăn mới. 

Cách này mặc dù tiết kiệm được khá nhiều thời gian nhưng lại khiến cho món ăn không còn hương vị thơm ngon như lúc vừa mới nấu và nhất là việc hâm đi hâm lại thực phẩm sẽ làm tăng nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm.

Bài viết dưới đây Bí Quyết Vàng xin gửi đến bạn một vài bí quyết giúp phòng chống ngộ độc thực phẩm trong chế biến thức ăn để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và gia đình nhé.

Bí quyết phòng chống ngộ độc thực phẩm

  1. Không nên hâm nóng cơm

Nhiều gia đình thường có thói quen hâm nóng cơm lại để sử dụng mà không biết đây là một trong những thói quen làm gia tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm.

Cơm nếu không được bảo quản ở nhiệt độ thích hợp sẽ rất dễ sinh ra các vi khuẩn có hại gây ra tình trạng tiêu chảy, ói mửa và nhất là những vi khuẩn này không bị diệt trừ dù gặp nhiệt độ cao.

Vì thế, để phòng tránh ngộ độc thực phẩm bạn và gia đình nên nấu cơm vừa phải sao cho vừa đủ với một bữa ăn, hạn chế hâm đi hâm lại. Cơm nếu không ăn hết nên để ngay vào tủ lạnh, không nên để cơm ở nhiệt độ phòng quá 1 tiếng đồng hồ để tránh cho vi khuẩn sinh sôi.

  1. Không hâm nóng dầu thực vật

Các loại dầu thực vật ngày càng được sử dụng nhiều trong chế biến thức ăn thay cho mỡ động vật. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý tránh không nên sử dụng dầu thực vật thừa để đun nấu thức ăn vì như thế sẽ khiến bạn và gia đình gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, ung thư.

Xem thêm: Bí quyết phòng bệnh ung thư bằng hạt mít, mật ong

Ngoài ra, việc liên tục hâm nóng các loại dầu thực vật như dầu hạt cải, dầu hướng dương, dầu nành…còn có thể khiến cho dầu sinh ra các loại độc tố cực kỳ có hại đối với sức khỏe.

  1. Không nên hâm nóng rau

Các loại rau sau khi nấu chín nên ăn ngay, không nên hâm đi hâm đi hâm lại nhiều lần vì như thế sẽ khiến rau sản sinh ra độc tố gây hại cho cơ thể.

Ngoài ra, với một số loại rau chứ nhiều nitrat như rau bina, cần tây, rau diếp cá, củ cải đường…mặc dù nitrat không gây hại nhưng khi bảo quản ở nhiệt đồ phòng thường sẽ khiến vi khuẩn có cơ hội sinh sôi, phát triển và nhất là chúng sẽ sinh ra độc tố nếu kết hợp với nitrat. Những loại độc tố này vô cùng có hại đối với cơ thể con người, đặc biệt với trẻ sinh. Khi cơ thể tiêu thụ quá nhiều nitrat sẽ có thể dẫn đến tình trạng đau nhức đầu, khó thở, co giật, mệt mỏi.

Xem thêm những bí quyết sống khỏe được chia sẻ tại Biquyetvang.com