Xem nhanh bài viết
Nhiệt miệng là một trong những căn bệnh gây ra không ít khó chịu cho trẻ nhỏ.
Để trị nhiệt miệng cho trẻ thật ra không khó. Bạn hoàn toàn có thể trị nhiệt miệng bằng cách sử dụng các nguyên liệu tự nhiên mà không cần dùng đế các loại thuốc Tây y. Hãy cùng Bí Quyết Vàng điểm qua 7 bí quyết giúp trị nhiệt miệng ở trẻ nhỏ bằng nguyên liệu thiên nhiên sau đây nhé.
-
Trị nhiệt miệng bằng rau ngót
Rau ngót là một trong những bài thuốc dân gian giúp trị nhiệt miệng cho trẻ vô cùng đơn giản và hiệu quả. Rau ngót rửa sạch, nghiền nát vắt lấy nước cốt rồi trộn nước cốt rau ngót cùng một chút mật ong và thoa nhẹ lên vết loét do nhiệt miệng. Thoa hỗn hợp này cho bé từ 2-3 lần/ ngày sẽ giúp đánh bay những vết nhiệt miệng một cách nhanh chóng.
-
Trị nhiệt miệng bằng nước cam
Trong nước cam có chứa hàm lượng vitamin C cao, có tác dụng thúc đẩy hệ thống miễn dịch, kháng viêm, chống oxy hóa…Ngoài ra, trong cam còn có một loại vitamin B có tên gọi folate có tác dụng thúc đẩy sự hình thành những tế bào mới. Vì thế, khi bé bị nhiệt miệng bạn nên cho bé uống nước cam để giúp những vết nhiệt miệng nhanh lành hơn. Tuy nhiên, cần lưu ý là để tránh vị chua của cam làm xót những vết loét do nhiệt miệng của bé bạn nên pha loãng nước cam trước khi cho bé uống.
-
Trị nhiệt miệng bằng nhân trần
Tác dụng của nhân trần được biết là một vị thuốc trong Đông Y có tính hàn, giúp thanh nhiệt, lợi thấp, lợi mật…Vì thế, từ lâu nhân trần đã được sử dụng trong các loại nước uống giải nhiệt. Để giúp bé nhanh thoát khỏi căn bệnh nhiệt miệng bạn có thể nấu nước nhân trần cùng cam thảo để cho bé uống mỗi ngày đến khi khỏi.
-
Trị nhiệt miệng bằng bột sắn dây
Bột sắn dây từ lâu đã nổi tiếng với tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm dịu mát cơ thể. Vì thế, để chữa nhiệt miệng cho bé chúng ta không thể không nhắc đến bột sắn dây. Với bột sắn dây bạn có thể pha bột sắn sống với nước hoặc quấy bột chín đều được. Tuy nhiên, do hệ tiêu hóa ở trẻ nhỏ tương đối yếu nên tốt nhất bạn nên quấy bột chín cho bé dùng.
-
Trị nhiệt miệng bằng rau má
Rau má là loại rau có hương vị dễ chịu, mang đến hiệu quả nhanh chóng nên rất thích hợp dùng để điều trị nhiệt miệng ở trẻ nhỏ. Trong rau má có chứa chất Triterpenoids giúp làm lành vết thương, chống oxy hóa tại vùng da bị thương, làm lành các vết lở loét.
Rau má mua về rửa sạch, xay nhuyễn, lọc lấy nước đun sôi lên, để nguội rồi thoa lên vết thương do nhiệt miệng của bé. Ngoài ra, mẹ cũng có thể cho bé uống nước rau má hàng ngày để giúp thanh mát cơ thể.
-
Trị nhiệt miệng bằng rau diếp cá
Theo Đông y, rau diếp cá có vị cay, hơi lạnh, có tác dụng giúp thanh nhiệt, giải độc, sát trùng vô cùng hiệu quả. Vì thế, khi trẻ bị nhiệt miệng bạn có thể dùng rau diếp cá ép lấy nước cho bé uống để điều trị nhiệt miệng.
Tuy nhiên, do mùi vị của rau diếp cá hơi khó chịu đối với trẻ nhỏ nên thay vì cho trẻ uống nước ép rau diếp cá nguyên chất bạn có thể kết hợp nước rau diếp cá với một số loại nước ép từ các loại hoa quả như cam, táo, dứa…để giúp bé dễ uống hơn.
Xem thêm: Bí quyết làm đẹp bằng diếp cá
-
Trị nhiệt miệng bằng củ cải
Củ cải trắng là một trong những bài thuốc dân gian lâu đời giúp thanh nhiệt cơ thể, làm dịu những vết viêm, loét, nhiệt miệng vô cùng hiệu quả.
Cách điều trị nhiệt miệng bằng củ cải khá đơn giản. Bạn chỉ cần gọt vỏ củ cải, xay nhuyễn, vắt lấy nước cốt. Sau đó bạn hòa nước cốt củ cải với nước đun sôi và hỗn hợp nước này để súc miệng mỗi ngày. Mỗi ngày súc miệng từ 2-3 lần nhất là sau khi ăn và trước khi đi ngủ, chẳng bao lâu những vết nhiệt miệng sẽ biến mất một cách nhanh chóng.
Xem thêm những bí quyết sống khỏe tại Biquyetvang.com