Trường hợp sinh mổ chủ động do tình trạng sức khỏe của mẹ hoặc thai nhi không được tốt. Tuy nhiên đôi khi đó là quyết định mổ của bà mẹ chọn ngày ưng ý để lấy thai nhi ra. Dù là nguyên nhân gì, mẹ cũng nên tìm hiểu kỹ trước khi mổ chủ động
Xem nhanh bài viết
1. Chọn mổ chủ động, mẹ và bé lợi được gì?
Theo thông kế chỉ có 5% trẻ chào đời đúng ngày sinh, sinh mổ chủ động, mẹ và gia đình sẽ biết chính xác ngày, thậm chí giờ chào đời của con. – Giảm nguy cơ băng huyết: So với sinh thường và sinh mổ cấp cứu, nhiều bằng chứng cho thấy sinh mổ chủ động có tỷ lệ băng huyết sau sinh giảm hơn hẳn. Ngoài ra, mổ chủ động cũng giảm hẳn những nguy cơ mổ thai cấp cứu như: nhiễm trùng, chấn thương thai nhi, tổn thương nội tạng…
– Hạn chế nguy cơ thai nhi bị ngạt do thiếu ô-xy
2/ Sinh mổ, dù chủ động cũng lắm rủi ro!
Đối với mẹ:
– Do tử cung phục hồi kém, mẹ chọn mổ bắt thai có thể sẽ bị mất nhiều máu
– Khi mổ chủ động, đoạn eo tử cung thường chưa dãn mỏng đến độ tự nhiên cần thiết cũng như ngôi thai còn quá cao nên có thể gây chảy máu, rách eo tử cung hoặc rách cổ tử cung.
– Mẹ sinh mổ thường phục hồi lâu hơn các mẹ sinh ngã âm đạo. Đồng thời, vết mổ có nguy cơ gây dính, tắc ruột khá cao.
– Mổ chủ động thường diễn ra ngoài giờ hành chính. Lúc này, lực lượng bác sĩ, y tá hỗ trợ có thể sẽ đáp ứng không đủ nếu xảy ra biến chứng bất ngờ.
Đối với bé:
– Bé có nguy cơ bị suy hô hấp cấp tính hoặc bị hội chứng phổi ướt (hội chứng chậm hấp thu dịch phổi)
– Có thể gặp phải biến chứng như những bé sinh non: hạ thân nhiệt, vàng da, nhiễm trùng huyết, tăng thời gian nằm điều trị…
3/ Chuẩn bị sẵn sàng trước khi “lên thớt”
– Vệ sinh cá nhân: Vệ sinh cá nhân là khâu quan trọng không kém, để tránh lây vi khuẩn cho bé, các bà mẹ nên nhớ ngoài tắm rửa và gội đầu sạch sẽ, bầu nên dọn dẹp “cô bé” gọn gàng, tạo điều kiện thuận lợi cho bác sĩ mổ lấy thai. Vệ sinh sạch sẽ cũng giúp mẹ giảm bớt nguy cơ nhiễm trùng. Tốt nhất, trước khi mổ, mẹ nên đi vệ sinh hoặc thụt rửa để tống sạch cặn bã ra ngoài.
– Chế độ dinh dưỡng: Thông thường trước giờ mổ 6 tiếng, mẹ bầu không được ăn, uống bất cứ thứ gì. Vì vậy cần chuẩn bị chế độ dinh dưỡng trước đó thật tốt. Mẹ có thể ăn súp, cháo hoặc thực phẩm dễ tiêu. Bởi vì sau khi sinh, nhu động ruột và hệ tiêu hóa hoạt động kém, cũng như phản ứng phụ của thuốc tê có thể làm cho cơ thể mẹ buồn nôn. Nên tránh những thực phẩm chiên xào, khó tiêu.
– Chuẩn bị đồ đi viện: Những đồ dùng vệ sinh cá nhân, quần áo cho cả mẹ và bé, đồ dùng hàng ngày… Khi đi sinh, mẹ không cần đầu tư quá về trang phục, chỉ cần chọn vài bộ gọn gàng, thoải mái là được. Trang điểm, sơn móng tay hay đồ trang sức đều không cần thiết, mẹ nhé!
4/ Thủ thuật mổ như thế nào?
Khi sinh mổ, bác sĩ sẽ thực hiện một đường rạch dài trên bụng và tử cung để lấy em bé ra. Nghe có vẻ kinh dị nhưng với các bác sĩ chuyên khoa, đây là một ca phẫu thuật khá quen thuộc. Bác sĩ có thể phải thực hiện mỗi ngày khoảng 3 ca như vậy. 10% các trường hợp sinh mổ sẽ có biến chứng bất thường. Vì vậy, mẹ bầu nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ nếu cảm thấy lo lắng hoặc có thắc mắc gì.
Với đa số các trường hợp mổ lấy thai, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê cục bồ. Điều này đồng nghĩa với việc mẹ bầu vẫn có thể tỉnh táo suốt thời gian phẫu thuật. Dưới đây là một số vấn đề mẹ bầu nên cân nhắc trước khi quyết định sinh mổ:
– Mẹ mong muốn được gây tê hay gây mê?
– Nếu được chọn 1 người ở bên cạnh, mẹ muốn chọn ai? Chồng, mẹ hay bạn bè?
– Nếu có thể ẵm con ngay, mẹ muốn ai là người giữ bé trong lúc mình ở phòng hồi sức?
– Mẹ biết gì về các phương pháp giảm đau sau khi sinh?
– Sau khi sinh, cần lưu ý điều gì để phục hồi nhanh chóng?